Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức đánh dấu sự trở lại Top 10 ấn tượng của Vĩnh Phúc, tăng 24 bậc, đứng thứ 5 toàn quốc. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành đã có cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp mà địa phương đã triển khai để cải thiện môi trường kinh doanh.
Ngày 7/4/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh Covid-19, các khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định là điểm đến an toàn và hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI lớn hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử đã hình thành chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng và tham gia của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, cần có sự kết nối và nâng cao năng lực.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 15/10/2021, địa phương đã thu hút được 32 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 16.365 tỷ đồng, tăng 110%; 54 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 994 triệu USD, tăng 122% so với cùng kỳ.
Những năm gần đây, các khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc không ngừng phát triển, thu hút được nhiều dự án lớn đến đầu tư, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian qua, việc tăng tốc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong công tác quản lý lao động của các cơ quan chức năng tại địa phương.
Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, hơn 19 năm hoạt động tại KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ gần đây về quản lý quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc cho biết, dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, Vĩnh Phúc sẽ đầu tư xây dựng từ 23-25 KCN với tổng quỹ đất công nghiệp khoảng 7.000 ha. Đây là bước phát triển quan trọng để Vĩnh Phúc hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng, thu hút các tập đoàn lớn đến đầu tư.
Khu công nghiệp (KCN) là nơi tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp với số lượng lớn lao động, do đó khi có dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên địa bàn thì các KCN chính là địa điểm dễ lây lan với tốc độ nhanh nhất. Với quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào các KCN, thời gian qua, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã tăng cường đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các KCN, góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện “mục tiêu kép” của địa phương.
Khu công nghiệp (KCN) Bình Xuyên II do Công ty TNHH Fuchuan làm chủ đầu tư tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, KCN Bình Xuyên II đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường sản xuất, làm việc cũng được chủ đầu tư tạo lập trên tiêu chí Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện môi trường, trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tháng 11/2021, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) mới cho 03 dự án, trong đó có 02 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,0 triệu USD; 01 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 126,3 tỷ đồng;...
29/06/2022 - 01/07/2022
Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP.HCM)
31/5/2022
Trực tuyến
31/8- 3/9/2022
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM