09:46:16 | 24/9/2020
Những tháng đầu năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng lòng góp phần cùng cả nước đẩy lùi đại dịch Covid - 19, trong đó có Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa (PhuSa Biochem).
Chung tay đối phó Covid -19
Sáng ngày 20/01/2020, ông Hoàng Quốc Cường, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã liên lạc với Công ty PHUSA Biochem đề nghị cung cấp khẩn sinh phẩm E-Sarcobe của WHO để chẩn đoán 02 ca nghi ngờ đầu tiên tại Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì lúc đó Việt Nam chưa nhận được sinh phẩm này từ WHO. Nhờ bộ sinh phẩm này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã kịp thời phát hiện 02 ca bệnh đầu tiên.
Khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày 22/01/2020 (28 Tết Nguyên đán), ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) TP Cần Thơ thông báo nhận được cuộc điện thoại từ Tiến sĩ Hoàng Quốc Cường, đề xuất muốn tìm một doanh nghiệp có năng lực sản xuất nhanh bộ Kit test virus Corona dựa trên bộ kit của WHO. Đây là đề tài KHCN đặc biệt từ Sở KHCN Cần Thơ, phát sinh trong thời điểm khẩn cấp và triển khai chỉ trong thời gian 03 tháng. Sau khi cân nhắc, ông Tín đã quyết định lựa chọn và đề xuất Viện Pasteur TP HCM cùng với PhuSa Biochem cùng tham gia đề tài. Với bề dày công nghệ, PHUSA Biochem là doanh nghiệp đi đầu đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển công nghệ sinh học phân tử tại Việt Nam. Từ đó, PhuSa Biochem đã phối hợp với Trung tâm KHCN (Sở KHCN TP Cần Thơ) bắt tay vào thực hiện từ tháng 2/2020. Với sự vào cuộc sát sao của các chuyên gia, tháng 6/2020, đề tài được hội đồng đánh giá xếp loại xuất sắc và phục vụ hiệu quả cho công tác cung ứng sinh phẩm sinh học phân tử phát hiện nhanh virus Corona chủng mới.
VAST thường xuyên sửa dụng các sản phẩm của PHUSA, nhất là các oligo và cản thấy hài lòng vì đảm bảo các yếu tố về chất lượng, giá cả, thời gian và trách nhiệm support của công ty. Về chất lượng thì hầu hết các oligo nhận đc từ PHUSA đều đươc sử dụng thành công cho PCR ngay lần đầu. Về giá cả thì oligo của PHUSA tương đối rẻ (IDT thường đắt hơn từ 1-1,5 lần). Thời gian cung cấp sản phẩm nhanh, thường 3 ngày sau khi order là nhận được (so với dịch vụ của IDT đặt tại Việt Nam mất 1-3 tuần/bên Nhật hoặc đặt của Sigma nếu order trước 19 giờ ngày hôm trước thì nhận hàng trước 12 giờ ngày hôm sau). Đôi khi có trục trặc kỹ thuật thì công ty có trách nhiệm chủ động liên hệ khách hàng và support nhiệt tình. Về hệ thống máy PCR, điện di 7 chụ ảnh phù hợp về giá cả và chất lượng cho những cơ sở nghiên cứu và dịch vụ có quy mô nhỏ, yêu cầu công nghệ không cao. Tuy nhiên, các cơ sở hoạt động cường độ cao sẽ chưa dễ chấp nhận sản phẩm do một số đặc điểm như em đã review chi tiết lần trước. TS. Nguyễn Hải Hà - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) |
Cùng với đề tài cấp Sở, PHUSA BIOCHEM cũng đã nhờ sự hỗ trợ của ông Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc Sở KHCN TP Cần Thơ và TS Nguyễn Hữu Thanh, Đại học An Giang để trình xin đề tài cấp Bộ Khoa học và Công nghệ để triển khai một hệ thống tầm soát dịch Covid -19 dựa trên những nền tảng công nghệ đã có của Công ty như máy PCR, máy SPOTCHECK và công nghệ sản xuất sinh phẩm chẩn đoán. Với đề tài, Bộ KHCN đã giao phó nhiệm vụ sản xuất hệ thống phát hiện nhanh SPOTCHECK PCR sàng lọc chủng SARS-CoV-2 (gồm 20 thiết bị xét nghiệm kèm 20.000 bộ kit). Ngày 15/09 PhuSa Biochem đã cùng với Bộ KHCN trao tặng 04 bộ SPOTCHECK PCR và 1200 kit cho Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch COVID. Hệ thống SPOTCHECK PCR và kit của PHUSA đánh dấu một mốc quan trọng của khoa học công nghệ Việt Nam, đó là sự tự chủ hoàn toàn về công nghệ, thiết bị và sinh phẩm được sản xuất với những nguồn nguyên liệu trong nước.
Hệ thống chẩn đoán SARS-CoV2 của PHUSA Biochem có những ưu thế như: 80% được sản xuất trong nước và đang đi tới 95%. Nhờ vậy kiểm soát được giá thành cũng như tự chủ được hệ thống sản xuất đại trà. Phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, kit của PHUSA Biochem được thiết kế để chịu được nhiệt độ môi trường, không cần hệ thống đông lạnh trong lúc thao tác, bảo quản và vận chuyển. Được thiết kế để thích hợp với môi trường làm việc dã chiến, nhẹ gọn, sử dụng hệ thống điện 12V. Quan trọng nhất là với điều kiện tầm soát dịch đại trà thì số lượng máy real-time PCR sẽ thiếu hụt. Hệ thống SPOTCHECK của PHUSA sẽ tận dụng được các máy PCR đang có tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình tầm soát.
Với sự kết hợp 01 máy SPOTCHECK và 4 máy PCR 96 giếng, thì cứ 3h là có thể xử lý được 480 mẫu, 12h là 1920 mẫu bệnh được xử lý. Chi phi máy móc sẽ vào khoảng 200 triệu đồng. Với máy Real-Time PCR, muốn được công suất trên thì phải cần 04 máy real-time với giá thành là 1,8 tỷ x 4 = 7.2 tỷ.
Làm chủ khoa học và công nghệ
Cho đến hiện nay, ứng dụng sinh học phân tử vào chẩn đoán rất phát triển trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, chúng ta vẫn phải kệ thuộc vào hệ thống máy móc và sinh phẩm nhập từ ngoài vào. Với mong muốn khắc phục sự lệ thuộc này và cũng theo chỉ đạo của nhà nước trong Chương trình phát triển công nghệ 4.0, PhuSa Biochem đã nỗ lực không ngừng trong 3 năm từ 2017-2020 để phát triển một hệ thống máy PCR và SPOTCHECK trong ứng dụng nghiên cứu khoa học và chẩn đoán sinh học. Song song với hệ thống máy, PHUSA Biochem cũng đã thành công trong quy trình sản xuất sinh phẩm như primers, probes cho tới EZ-Mix sử dụng những nguồn nguyên liệu trong nước.
Sản phẩm của Phusa Biochem giá cả cạnh tranh. Thời gian giao hàng nhanh. Website đặt hàng đơn giản, tiện dụng, dễ quản lý đơn hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi tận tâm. Công ty thật sự đồng hành và đáp ứng các nhu cầu về SHPT của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Phó giáo sư công nghệ sinh học Trần Văn Hiếu - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM |
PHUSA Biochem sở hữu 5 bằng sáng chế của Hoa Kỳ (US patent) liên quan tới công nghệ sản xuất primers, những sản phẩm này đã được xuất khẩu đến rất nhiều công ty hàng đầu thế giới trong công nghệ sản xuất primer như: Sigma-Aldrich (USA), Eurogentec (Europe), BGI (Trung Quoc), T4 Oligo (Mexico), Biontech (Duc)…
Cũng theo ông Nam, thị trường Oligo trên thế giới trị giá khoảng 2 tỉ USD/năm và có khoảng 50 công ty đang dẫn đầu cùng nhiều đơn vị nhỏ lẻ. Với bề dày kinh nghiệm 12 năm hoạt động tại Việt Nam cùng nền tảng tích luỹ được từ đơn vị tiền thân tại Hoa Kỳ, Phusa Biochem đang phấn đấu có mặt trong top 50 doanh nghiệp cung cấp Oligo hàng đầu thế giới trong tương lai gần. Những năm gần đây, công ty cũng bắt đầu chú trọng mở rộng thị trường nội địa song vẫn còn gặp trở ngại nhất định, chủ yếu do tâm lý chuộng “hàng ngoại” của nhiều đối tác. Các sản phẩm của Phusa Biochem sản xuất tại Việt Nam giá thành thấp hơn lại giảm thiểu được chi phí, thời gian vận chuyển nên gía chỉ bằng 2/3 sản phẩm của Hoa Kỳ.
Bên cạnh các chế phẩm sinh học, từ năm 2018, Phusa Biochem cũng đã thành công trong việc sản xuất ra các máy PCR và Máy điện di theo công nghệ Việt, chất lượng tốt, giá thành phù hợp, được các nhà khoa học đánh giá cao và đã xuất khẩu tới thị trường một số nước, cụ thể như Mexico.
Qua 12 năm hoạt động, Phusa Biochem đã khẳng định sự phát triển vững vàng và vị thế của một doanh nghiệp khoa học, thực hiện tốt định hướng “Công nghệ Việt phục vụ Sinh học Việt”, và phương châm “nắm vững khoa học, tự chủ công nghệ, chất lượng sản phẩm là niềm tin của khách hàng”.
Doanh nhân Ngô Quốc Nam: Mang phù sa bồi đắp quê hương Doanh nhân Ngô Quốc Nam - Giám đốc Phusa Biochem sinh năm 1957 tại Việt Nam. Năm 1974, ông du học tại CH Pháp, tốt nghiệp Học viện Quốc gia (CNAM) về tổng hợp hữu cơ và chương trình thạc sĩ chuyên về sinh học phân tử. Sau hơn 20 năm học tập, làm việc tại Pháp, ông đã được Công ty Affymetrix (Công ty đầu tiên trên thế giới làm Chip sinh học) mời qua Hoa Kỳ làm việc. Sau 5 năm làm với Affymetrix, ông thành lập Công ty CTGen chuyên cung ứng các sản phẩm phục vụ ngành công nghệ sinh học với thời gian hơn 10 năm… Những tưởng sẽ yên ổn với cuộc sống đầy đủ và môi trường làm việc tốt tại Hoa Kỳ, sau chuyến trở về thăm quê hương năm 2005, ông dần quyết định một lối rẽ bất ngờ trong cuộc đời. Năm 2008, ông trở về Việt Nam để “làm nên một điều gì đó cho quê hương” với hành trang lớn nhất là 5 bằng sáng chế về lĩnh vực công nghệ hóa học và sinh học phân tử. Ông thành lập doanh nghiệp có tên gọi Phù Sa, hàm ý sẽ trở thành nơi ươm mầm công nghệ mới, bồi đắp ý tưởng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong thực tiễn cho thế hệ những nhà khoa học trẻ trong nước. Ông đã đầu tư 1 triệu USD để Phusa Biochem đi vào hoạt động, là đơn vị gia công cho CTGen để sản xuất chất nền tổng hợp cho Oligo pha rắn, cung cấp cho các công ty chuyên tổng hợp Oligo trên thế giới như Sigma (Mỹ), Eurogentec (EU)... Những tháng ngày đầu “khởi nghiệp” tại Việt Nam, ngoài lo xây dựng cơ bản, ông đã trực tiếp đào tạo từng nhóm chuyên môn trong lĩnh vực hẹp của công nghệ gen và còn chỉ dạy những kỹ năng khác trong hoạt động khoa học chuyên nghiệp. Hiện Phusa Biochem có văn phòng chính tại quận Ninh Kiều (T.P Cần Thơ) được coi “đầu não” với các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao... và điều hành doanh nghiệp. Phusa Biochem còn có cơ sở tại Trung tâm Ứng dụng thuộc Sở KHCN Cần Thơ để sản xuất kit và máy với tiêu chuẩn ISO 13485. |
Nguồn: Vietnam Business Forum
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI