Thành lập vào đầu tháng 5/2005, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình đã không ngừng nỗ lực vươn lên để đạt được những thành quả đáng trân trọng trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, An Đình góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam cạnh tranh tại các thị trường khó tính như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… và vượt qua các “ông lớn” như: Thái Lan, Ấn Độ,… trong các gói thầu gạo quốc tế.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Nhị, Giám đốc Công ty
Sinh ra và lớn lên tại Thái Bình, kỹ sư Nguyễn Thanh Nhị cảm nhận được những nỗi gian truân của những người nông dân quê lúa. Nơi đây đất chật người đông, ruộng đồng xen kẹt manh mún cùng với lề lối sản xuất cũ, tự cung tự cấp, nông dân không còn động lực cấy lúa do thu nhập bấp bênh. Do vậy, ngay từ những ngày đầu tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và làm việc tại Viện Di truyền Nông Nghiệp, kỹ sư Nguyễn Thanh Nhị đã luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao giúp được những người nông dân quê mình bớt đi phần vất vả, sản xuất ra được những hạt lúa ngon hơn, bán đi có lãi để tránh cảnh “được mùa rớt giá, mất mùa được giá”, nông dân sẽ yên tâm cấy lúa, yêu lại ruộng đồng. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình của kỹ sư Nguyễn Thanh Nhị cũng vì thế mà ra đời với một sứ mạng là nâng cao giá trị và tạo dựng được vị thế vững chắc cho sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Muốn làm được điều đó, theo ông Nhị, trước hết là phải thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình sản xuất lúa gạo an toàn, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho con người: Đó là từ khâu gieo trồng (giống, làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đều phải theo công nghệ tiên tiến nhất.
Xác định Nhật Bản là quốc gia mà người dân lấy gạo là lương thực chính và là nước có trình độ sản xuất, chế biến gạo hiện đại bậc nhất thế giới, ngay từ những buổi đầu thành lập Công ty, ông Nhị đã kết nối được với các chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản để tìm hiểu về những loại giống lúa Japonica nổi tiếng nhất của Nhật nhập nội và khảo nghiệm rồi đưa ra một quy trình sản xuất lúa gạo Japonica phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở Việt Nam.
Việc sản xuất thử nghiệm được thực hiện trên một số “cánh đồng mẫu” ở quê nhà tại xã An Đình, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Quả không phụ lòng người, thành công đã đến ngay từ vụ lúa đầu tiên của năm 2005. Các giống lúa này đều sinh trưởng, phát triển khá tốt, An Đình đã thu hoạch được những sản phẩm đầu tiên cho ra thị trường. Tuy nhiên, những thử thách mới lại xuất hiện: thiếu diện tích đất sản xuất, máy móc, công nghệ, thị trường tiêu thụ, những vụ mùa không đạt được kết quả như mong muốn… nhưng không thể ngăn cản được khát vọng, hoài bão của người “thuyền trưởng”.
“Ngã ở đâu, đứng dậy ở đó; thiếu đâu, bù đắp ở đó”, kết hợp lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn, ông Nhị đã trực tiếp xuống tận từng thửa ruộng và dành nhiều thời gian đào tạo, hướng dẫn tỉ mỉ, thậm chí “cầm tay chỉ việc” cho người nông dân cho đến khi thật nhuần nhuyễn mới chuyển sang “khâu” khác.
Cứ thế, hết mùa vụ này sang mùa vụ khác, hết năm này qua năm khác, các mô hình thành công của An Đình đã tiếp tục nhân rộng ra các xã trong tỉnh Thái Bình và sang các tỉnh khác như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang… vươn tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang,…). Cùng với việc hoàn thiện quy trình sản xuất, ông Nhị và các đối tác Nhật Bản đã nghiên cứu, thiết kế cũng như từng bước đầu tư mua sắm những thiết bị máy móc hiện đại cho nhà máy An Đình, qua đó chất lượng lúa gạo được cải thiện, An Đình đã xâm nhập nhanh chóng vào thị trường xuất khẩu với những sản phẩm chất lượng của mình.
Khi vùng sản xuất lúa chất lượng cao đã đi vào ổn định với 5 vụ (miền Bắc: 2 vụ; Đồng bằng sông Cửu Long: 3 vụ; cụ thể riêng Thái Bình chiếm 40% sản lượng, một số tỉnh miền Bắc (15%) và Đồng bằng sông Cửu Long là 45%), năm 2010, An Đình tiếp tục đầu tư nhà máy sản xuất gạo Nhật với hệ thống sấy, kho, silo chứa, dây chuyền thiết bị, công nghệ (4.0) bảo quản lúa gạo sau thu hoạch. Đây là những thiết bị tổng hợp được “sàng tuyển” của Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam để lắp đặt cho từng công đoạn. Nhà máy có thể tiếp nhận sấy 500 tấn lúa tươi và khoảng 100 tấn sản phẩm gạo cao cấp/ngày với tổng mức đầu tư hàng chục triệu USD trên diện tích 2.4 héc ta tại KCN Ngọc Lâm, xã Ngọc Lâm, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây được đánh giá là “cứ điểm” chế biến gạo Nhật và các sản phẩm gạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005; HACCP; Halal được tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Thương hiệu gạo Nhật An Đình đang ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Với hơn 70% thị phần trên toàn quốc, nếu khách hàng có nhu cầu rất dễ dàng tìm thấy gạo Nhật An Đình trong các chuỗi siêu thị như: Aeon, BigC, Family Mart, Intimex, Kmart... Gạo An Đình còn sử dụng trong rất nhiều nhà hàng Hàn, Nhật Bản trong toàn quốc; hoặc có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu trên website trang chính thức của An Đình: http://andinh.com.vn.
Với tâm nguyện vì sự nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà cùng những kinh nghiệm, hiểu biết về điều kiện khí hậu tự nhiên cũng như nhu cầu của thị trường hội nhập, công nghệ nên đã giúp An Đình sản xuất thành công gạo Nhật bằng 100% giống nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Các sản phẩm gạo Nhật An Đình như: Koshi Hikari, Akita Komachi, Koshi Hikari được sản xuất theo một quy trình nông nghiệp sạch. Do vậy, các sản phẩm này vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon, độ mềm dẻo đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng cao của xứ sở mặt trời mọc nhưng lại phù hợp với nhu cầu thể chất của người Việt, đặc biệt cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Gạo Nhật Bản do An Đình sản xuất còn là sản phẩm được hàng chục nghìn người Nhật Bản, Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tin tưởng, lựa chọn trong nhiều năm qua.
Hiện nay, do nhu cầu trong nước của người dân về những sản phẩm gạo Việt chất lượng cao và an toàn ngày càng tăng, An Đình đã triển khai sản xuất lúa đặc sản ST24, ST25 trên vuông tôm tại Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đây là những giống lúa đặc biệt ngon được Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua chọn tạo. An Đình đã quy hoạch vùng trồng, chuẩn hóa lại quy trình sản xuất và chế biến, tạo ra sản phẩm gạo sạch với thương hiệu gạo thơm “TOMRICE” trồng 1 vụ/năm hạn chế sử dụng phân bón và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi EU, lại có hương vị tuyệt vời cho người Việt.
Phải nói rằng, với sự bứt phá của An Đình đã khẳng định thương hiệu Việt trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Những thành tựu mà An Đình đạt được bước đầu đã thỏa được khát vọng của “người con An Đình” cùng Ban lãnh đạo, công nhân viên Công ty. An Đình càng tự hào hơn nữa khi đã, đang và sẽ tiếp tục cùng các doanh nghiệp trong nước đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới bằng những hợp đồng xuất khẩu gạo sang các thị trường như: Úc, New Zealand, EU, Nga, Mỹ, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Italia, Ba Lan,… Đặc biệt, các loại gạo của An Đình đã thực sự đáp ứng được những tiêu chí chất lượng khắt khe nhất trên thế giới.
Từ năm 2017 đến năm 2020, An Đình đã được lựa chọn tham gia vào cuộc thi trong Dự án AVERP, một dự án sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Vụ xuân 2019 và vụ xuân năm 2020, An Đình đã đoạt giải nhất và giải nhì do các Chính phủ Anh, Úc, Canada, Mỹ và Quỹ Bill & Melinda Gates trao với số tiền thưởng lên đến 300.000 USD. Quy trình sản xuất lúa mà An Đình xây dựng và triển khai mở rộng được đánh giá là tiết giảm chi phí, cây lúa khỏe, ít sâu bệnh qua đó năng suất, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Những hạt gạo sản xuất trong dự án đã vượt qua hơn 600 chỉ tiêu về dư lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, đủ điều kiện vào được Nhật Bản, một thị trường khó tính bậc nhất thế giới, thông qua chương trình đấu thầu của Chính phủ Nhật Bản, do Tập đoàn Itochu đứng ra làm đầu mối nhập khẩu tháng 5 năm 2020.
Bằng những nỗ lực tạo dựng uy tín từ chất lượng, An Đình đã nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam, đem lại sự tin tưởng cho người nông dân đồng thời thực sự khẳng định là thương hiệu tin cậy của người tiêu dùng, thương hiệu tốt nhất của chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn: Vietnam Business Forum
10/12/2024
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
01/07/2023 đến ngày 15/9/2024
VCCI