Tỉnh Phú Yên những năm qua đã đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); chú trọng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tập trung xây dựng các thương hiệu nông sản đặc thù, có thế mạnh của tỉnh để vươn rộng ra thị trường trong và ngoài nước… Qua đó, cụ thể hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Phú Yên đa dạng, giá trị cao và tăng trưởng bền vững; giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng nông thôn mới.
![]() |
|
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên |
Tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao
Hiện nay, tỉnh Phú Yên đã hình thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy chế hoạt động tại Quyết định số 2292/QĐ-TTg ngày 27/11/2013. Cơ sở hạ tầng của Khu được chú trọng đầu tư (nhà màng, nhà kính, hệ thống điện mặt trời, hệ thống tưới tiết kiệm nước...) để thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Điển hình là một số mô hình trồng các loại rau, quả, hoa có giá trị kinh tế cao; sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu; sản xuất giống theo công nghệ nuôi cấy mô; chăn nuôi gà sạch...
Cùng với đó, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách đầu tư hạ tầng, thúc đẩy thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả hoạt động Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC. Đến nay, đã có 08 dự án được cấp chủ trương đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng CNC với tổng diện tích 179,63ha, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 650 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Phú Yên cũng đang tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp CNC. Nhà đầu tư khi đầu tư vào các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC cũng được hưởng đầy đủ các cơ chế chính sách ưu đãi như đầu tư trong Khu nông nghiệp ứng dụng CNC.
Cụ thể, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gạo hữu cơ tại huyện Phú Hòa, TX.Đông Hòa và TP.Tuy Hòa, quy mô dự kiến 10.000 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn gạo/năm, bao gồm: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; chọn tạo các giống lúa phù hợp có năng suất, chất lượng cao; áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng thương hiệu lúa gạo gắn với chỉ dẫn địa lý; sản xuất theo tiêu chí cánh đồng lớn, với sự tham gia của các doanh nghiệp để chế biến, tiêu thụ gạo,...
Vùng trồng hoa, rau màu, dược liệu, cây ăn trái, cây chè, cây ăn quả khoảng 400-500 ha tại cao nguyên Vân Hòa thuộc các xã Sơn Long, Sơn Xuân, Sơn Định, huyện Sơn Hòa. Mục tiêu nhằm mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; xây dựng vùng chuyên canh nông sản đặc trưng khí hậu ôn đới phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, gắn với áp dụng công nghệ cao, theo hướng VietGAP.
Vùng chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh, quy mô khoảng 4.200 ha. Vùng chăn nuôi heo, gia cầm tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, TX.Đông Hòa, Sông Cầu và TP.Tuy Hòa, quy mô khoảng 2.150 ha. Mục tiêu nhằm hình thành các vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng CNC, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có sức cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sinh học; ứng dụng các biện pháp, công nghệ chăn nuôi tiên triến; hình thành chuỗi giá trị khép kín,...
Vùng nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng CNC tại xã Xuân Hải - TX.Sông Cầu, quy mô khoảng 100 ha; đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP,..
Đẩy mạnh thu hút đầu tư
Những năm gần đây, Phú Yên đã đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT); đồng thời, làm “hạt nhân” thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản địa phương... Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trên các lĩnh vực ngành, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Lĩnh vực chăn nuôi, Sở đã tham gia thẩm định các dự án đầu tư, trong đó một số dự án đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động và tạo ra sản phẩm hàng hóa. Các dự án quy mô lớn như: Trang trại lợn nái và thịt Thanh Trang, Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của Tập đoàn TH tại huyện Sơn Hòa; lĩnh vực thủy sản có cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn GlobalGAP của Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc; lĩnh vực lâm nghiệp có Công ty TNHH Bình Nam, Công ty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên, Công ty TNHH trồng rừng Trường Thành OJI,...
Tỉnh luôn khuyến khích các dự án sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ. Đến nay, nhiều địa phương đã hình thành các mô hình sản xuất tập trung, liên kết và có sự chuyển giao KHKT, nhằm khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng sạch nhằm mang lại sản phẩm an toàn. Tiêu biểu như: Mô hình sản xuất lúa giống chất lượng cao (gạo Hoa Vàng); mô hình trồng rau sạch với diện tích 70 ha/năm tại xã An Hòa Hải - Tuy An; mô hình trồng thâm canh bưởi theo quy trình GAP, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi da xanh và cam;...
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên – ông Nguyễn Trọng Tùng cho biết, thời gian qua Sở đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan từng bước tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: Lúa gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, mía và các sản phẩm từ mía, hạt điều, bò và các sản phẩm từ bò, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cá ngừ, tôm hùm, tôm thẻ...
Đến nay, tỉnh đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, gồm: Nước mắm Phú Yên, cá Ngừ đại dương Phú Yên, bò một nắng Phú Yên, muối Tuyết Diêm, bánh tráng Hòa Đa, khóm Đồng Din, tiêu Sơn Thành, rượu Quán Đế và 02 sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là: “Sò huyết Ô Loan” và “Tôm hùm bông Phú Yên”. Việc xây dựng thương hiệu và mở rộng quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức, bước đầu tạo được sức cạnh tranh riêng cho nông sản Phú Yên, hướng đến tạo dấu ấn trong người tiêu dùng để đứng vững trên thị trường.
“Hiện nay, chúng tôi đang tích cực phối hợp với các địa phương, HTX, Tổ hợp tác triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh. Năm 2020, có 18 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng OCOP với 30 sản phẩm và có ít nhất 05 sản phẩm đạt 3-4 sao”, ông Nguyễn Trọng Tùng cho biết.
Một số mô hình ứng dụng CNC vào sản xuất tiêu biểu như: Mô hình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP của Công ty Vinacafe Sơn Thành; mô hình ương nuôi tôm giống Green House của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc; mô hình quản lý rừng đạt chứng chỉ FSC của 03 doanh nghiệp với diện tích 9.459 ha được Hội đồng quản lý rừng toàn cầu chứng nhận;... |
Nguồn: Vietnam Business Forum
07-18/11/2023
La Habana, Matanzas (Cuba), Los Angeles, San Jose, San Francisco (Hoa Kỳ)
10/10/2023
Tòa nhà VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
4/10/2023
Khách sạn Novotel, Số 02 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội